Kết hợp dùng thuốc Vidatox và chế độ ăn

Để điều trị bệnh ung thư hiệu quả nhất chúng ta cần phải kết hợp việc dùng thuốc Vidatox và chế độ ăn uống và luyện tập thể dục phù hợp.

Một số loại thức ăn rất tốt cho những người mắc bệnh ung thư là:
  • Ăn nhiều mì sợi, ngũ cốc và bánh mì chế biến từ hạt nguyên cám.
  • Dùng đồ ăn điểm tâm chứa cám lúa mì hoặc cám yến mạch
  • Giảm lượng thịt, tăng cường các loại đậu và hạt cũng như các loại rau khác.
  • Thường xuyên dùng gạo lứt, lúa mạch và các loại hạt đỗ đậu nguyên cám.
  • Ăn thật nhiều hoa quả, không bỏ vỏ nếu có thể.
  • Hạn chế uống rượu, cola, cà phê và trà.
Bệnh ung thư và các liệu pháp điều trị có thể gây ảnh hưởng xấu tới hệ miễn dịch khiến cơ thể bạn khó chống lại được các nhiễm trùng. Ngoài việc dùng thuốc Vidatox và ăn các loại thức ăn trên thì việc vệ sinh sạch sẽ như rửa tay và rửa rau quả trước khi ăn.

Một số thực phẩm bạn cần tránh:
  • Phó mát và pa-tê chưa tiệt khuẩn
  • Sò, ốc, ngao…su-shi…
Khả năng sống sau khi bị ung thư không chỉ phụ thuộc vào việc ăn một loại quả hay rau nào đó, mà nó liên quan đến việc lựa chọn lối sống lành mạnh, bao gồm cả tập thể dục kết hợp với việc sử dụng thuốc Vidatox.

1:  Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư gan
Không có một chế độ ăn uống nào giúp chữa trị bệnh ung thư gan triệt để, nhưng việc xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp sẽ làm tăng cơ hội phục hồi sức khỏe trong quá trình điều trị ung thư.
Những thực phẩm tốt cho gan nên dùng khi đang điều trị ung thư gan
– Sữa và sữa chua: Một kết quả nghiên cứu do bác sĩ Renato Talamini thuộc Viện nghiên cứu U bướu ở Aviano, Ý thực hiện đã đưa ra kết luận rằng việc uống sữa và ăn sữa chua đã làm giảm khả năng phát triển bệnh ung thư gan, đồng thời cải thiện cơ hội phục hồi từ căn bệnh nguy hiểm này.
– Thịt trắng là dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư gan: Đã có rất nhiều kết quả nghiên cứu khác nhau trên thế giới khẳng định việc tiêu thụ các loại thịt trắng thay cho thịt đỏ sẽ giúp cơ thể chống chọi với bệnh ung thư gan tốt hơn.
– Rau xanh: Trái cây và rau quả chứa nhiều những chất dinh dưỡng cần thiết, bao gồm vitamin và khoáng chất củng cố chức năng bình thường của cơ thể và cải thiện hệ thống miễn dịch.Đây cũng là một nguồn giàu chất chống oxy hóa, chống lại các bệnh như đột quỵ và bệnh tim, và rất nhiều bệnh ung thư, bao gồm ung thư vú, ung thư đại tràng và gan. Tất cả các kết quả nghiên cứu đều cho thấy những người sử dụng nhiều những loại rau có màu vàng và cam (như bí ngô, khoai lang…) và các loại rau có hình chữ thập (như bông cải xanh) đều giúp làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh ung thư gan so với những người không ăn các loại rau này thường xuyên.
– TràTrà xanh và đen là một nguồn polyphenols, một nhóm những chất chống oxy hóa có thể giúp ngăn chặn sự phân chia và phát tán của các tế bào ung thư. Theo Quỹ chữa bệnh ung thư, lá trà xanh khô cũng vô cùng có lợi, ví dụ như 40% trọng lượng chứa polyphenol. Những chất chống oxy hóa có thể giúp tăng cường bảo vệ và ngăn ngừa ung thư phổi, trực tràng, đại tràng, dạ dày và ung thư gan. Trà xanh cung cấp nhiều ích lợi hơn so với trà đen, và cả hai đều vượt trội so với các loại trà thảo dược.
– Những thực phẩm giàu chất xơ: Cần cố gắng tăng cường những thực phẩm và bột ngũ cốc giàu chất xơ vào khẩu phần ăn hàng ngày. Bột yến mạch, các loại cây họ đậu và đậu khô… đều được xem là những thực phẩm có khả năng đánh bại bệnh ung thư.
– Nước ép lựu: Loại nước ép này chính là đối tượng của nhiều cuộc nghiên cứu về khả năng phòng ngừa ung thư. Chúng đã chứng minh có hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh ung thư gan.
– Dầu ô-liu: Dầu ô-liu là lựa chọn phù hợp nhất trong trường hợp bạn muốn dùng dầu ăn để chế biến, nấu nướng các món ăn. Bên cạnh yêu cầu sử dụng các loại chất béo ở mức hạn chế khi đang điều trị bệnh, dầu ô-liu còn được cho là có khả năng phòng ngừa bệnh ung thư gan.
– Cá nướng: Cá cung cấp lượng chất béo lành mạnh và không làm căn bệnh ung thư gan trở nên trầm trọng hơn. Đây còn là nguồn cung cấp protein có lợi cho cơ thể, vốn rất cần thiết cho những bệnh nhân ung thư.
– Yến Mạch: Yến mạch là một lựa chọn bữa ăn sáng lành mạnh, so với những loại ngũ cốc truyền thống hoặc bánh mì ngũ cốc nguyên hạt. Ngũ cốc nguyên cám cung cấp một nguồn vững chắc của vitamin B-6, một loại vitamin được sử dụng bởi các tế bào ung thư để sản xuất glycine amino acid từ đó tổng hợp nên ADN. Sự chọn lựa yến mạch có thể giúp ức chế những tế bào ung thư phát triển những mạch máu mới là kết quả tổng hợp DNA.
Những thực phẩm cần tránh khi đang phải điều trị ung thư gan
 Các loại chất béo động vật và chất béo: Những đối tượng bị bệnh ung thư gan có thể gặp những triệu chứng như là khó tiêu hóa, buồn nôn và trướng bụng theo tiến triển của bệnh hoặc phương pháp chữa trị như hóa trị. Một chế độ ăn uống ít chất béo có thể giúp giảm thiểu dấu hiệu tiêu hóa hơn nữa bởi vì những loại thực phẩm nhiều chất béo khó tiêu hóa và có thể khiến quá tải những cơ quan như thận và gan. Tránh những loại thịt có hàm lượng chất béo cao như bơ, kem, cá và trứng. Nguồn chất béo lành mạnh được tìm thấy trong những loại hạt, ô liu và dầu hạt cải, dầu vừng được cho phép ở mức độ vừa phải. Nên cố gắng tránh xa các loại chất béo càng nhiều càng tốt. 
– Thịt đỏ: Bệnh nhân ung thư gan nên giảm thiểu việc tiêu thụ thịt đỏ.Hãy hạn chế việc tiêu thụ thịt đỏ ở mức tối đa một lần mỗi tuần.
– Chất cồn: Mặc dù rượu vang đỏ được khuyến khích sử dụng đối với những người đang khỏe mạnh, nhưng ở những người đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư gan cần hạn chế việc dùng tất cả những thức uống có chứa chất cồn vì gan của bạn đang phải làm việc rất căng thẳng để đấu tranh với bệnh ung thư và chịu đựng những phương pháp điều trị khắc nghiệt.
Thực hiện những thay đổi trong cách sống để ngăn ngừa bệnh ung thư gan
– Tập thể dục thường xuyên và luôn giữ cho trọng lượng cơ thể nằm ở mức lành mạnh. Những người có chỉ số khối cơ thể BMIs được xếp ở mức lành mạnh thường ít bị ung thư gan hơn so với những người có chỉ số BMIs được xếp ở mức thừa cân hoặc béo phì. Cần tập thể dục (ngay cả việc đi dạo) hàng ngày và hạn chế lượng calo nạp vào một cách phù hợp.
– Bổ sung vitamin C, E và selen. Các nhà khoa học đều khẳng định rằng tất cả các loại vitamin và khoáng chất được bổ sung vào cơ thể sẽ quyết định phần nào khả năng ngăn ngừa căn bệnh ung thư gan.
– Bỏ thuốc lá. Hút thuốc lá, đặc biệt là khi bạn vẫn còn có thói quen uống những thức uống có chất cồn, có thể làm bệnh ung thư gan trở nên trầm trọng hơn.
2:  Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư phổi
Thực phẩm mà người bị ung thư phổi nên tránh ai có chút hiểu biết cũng nên biết người bệnh cần tránh các thực phẩm chua, cay. Đặc biệt những thực phẩm khô, cứng có cạnh sắc hầu hết là các loại hạt ngũ cốc, đồ nướng là những loại gây ho tổn thương phổi nên tuyệt đối không được ăn.
Xem thêm tin y dược khác:
- Thuốc Tarceva 150mg viên nén bao phim thành phần Erlotinib chỉ định điều trị ung thư phổi không phải tế bào nhỏ tiến triển tại chỗ hoặc di căn, ung thư tụy tiến....
- Thuốc kháng viêm kenacort retard 80mg


Các thực phẩm và các chế độ mà người bệnh được khuyến khích thực hiện như:
– Các món rau: có thể chế biến theo nhiều kiểu luộc, xào ít dầu, nấu hoặc có thể hấp kế hợp với các thực phẩm khác để người bệnh dễ ăn dễ nuốt hơn.
– Các món thịt: tránh những loại thịt đỏ rất không tốt cho người bệnh mà nên ăn nhiều các loại có giàu các chất protein là cá, thịt nạc thăn.
– Có thể bổ sung thêm năng lượng như sữa, các loại nước trái cây ép không chua, hay có thể làm cho người bệnh những món súp khoai tây, súp bí ngô rất tốt cho sức khỏe người bệnh.
– Uống nhiều nước: bất cứ khi nào rảnh kể cả khi không khát, lúc đó sẽ làm dịu cổ họng của người bệnh hoặc uống nước trong các bữa ăn có thể giúp người bệnh nuốt thức ăn dễ dàng hơn.
Người nấu cần nấu các món nhạt, vị thanh đạm, tươi mát và dễ ăn giúp được người bệnh đỡ được cảm giác buồn nôn.
Chăm sóc trong ăn uống là một phần, bệnh nhân cũng phải phối hợp với người chăm sóc luyện tập nhẹ nhàng các bài thể dục thường xuyên, có thể luyện tập các bài tập yoga hay các bài tập về ngồi thiền sẽ khiến cho người bệnh thêm thư thái đầu óc cũng như cơ bắp.
3:  Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư vòng họng
Thức ăn cho người bị ung thư vòm họng ưu tiên những thực phẩm dinh dưỡng phong phú, hàm lượng calo cao. Người nhà nên chế biến những món ăn nhẹ, mềm, ít dầu mỡ như sữa, súp, vv… giúp bệnh nhân dễ nuốt và dễ hấp thu tiêu hóa.
Người bệnh tránh ăn những thực phẩm cay, nóng, uống rượu, hạn chế hoặc không ăn cá ướp muối, dưa chua, thịt xông khói, thịt bảo quản, và các loại thực phẩm khác có chứa chất nitrosamine.
Thay vào đó, người bệnh nên ăn nhiều rau quả, trái cây, nước trái cây, vv… để đảm bảo việc cân bằng dinh dưỡng toàn diện, đồng thời cải thiện những phản ứng bất lợi sau khi hóa trị. Một số loại thực phẩm có thể giúp việc điều trị đạt hiệu quả tốt như: măng cụt, bách hợp, nhân sâm, khoai lang, hạt sen, nước ép quả lê, nước ép cà rốt, súp đậu, dưa hấu, mướp, sữa, và ăn một số loại thức ăn như cá, thịt, mật ong, rau xanh, hoa quả…
Thức ăn cho người ung thư vòm họng hợp lý không những giúp bệnh nhân cân bằng dinh dưỡng điều tiết cho cơ thể, giảm bớt các tác dụng phụ của hóa trị, mà còn có thể tăng cường sức đề kháng cho bệnh nhân, mang lại những ảnh hưởng tích cực cho việc điều trị bệnh.
4:  Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày thường ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tiêu hóa thức ăn của người bệnh, đặc biệt là sau khi phẫu thuật loại bỏ khối u, đôi khi là cắt bỏ dạ dày và tái tạo dạ dày mới. Người bệnh thường mất cảm giác ngon miệng, tiêu hóa khó khăn hơn nên việc bổ sung dinh dưỡng cho người bệnh ung thư dạ dày rất cần chú ý. Để cung cấp đủ dinh dưỡng mỗi ngày, bệnh nhân ung thư dạ dày nên được ăn 6-7 bữa/ ngày, nên ăn thức ăn mềm, nấu chín nhừ như cháo, súp, các món hầm… Dưới đây là 3 nhóm thực phẩm tốt cho người ung thư dạ dày:
Thực phẩm với lượng chất xơ thấp

Các loại ngũ cốc nguyên hạt tốt cho người ung thư dạ dày
Bệnh nhân ung thư dạ dày nên ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt (gạo, ngô, lúa mì, hạt lúa mạch), các loại củ (khoai tây, khoai lang, khoai sọ, sắn…). Tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn chứa đường đơn, gây nhiều tác hại cho cơ thể, đồng thời các chất phụ gia cho thêm vào thực phẩm trong quá trình chế biến và bảo quản cũng là một trong những nhân tố góp phần làm tăng tỉ lệ bệnh ung thư.
- Thực phẩm giàu protein: Những người bị ung thư dạ dày cần thêm protein và calo. Uống thêm sữa, ăn nhiều trứng và pho mát là cách tốt để có được loại protein này. Bệnh nhân ung thư dạ dày cần bổ sung sắt, canxi và vitamin D trong chế độ ăn như cá mòi, bắp cải, bông cải xanh…Vitamin D được tìm thấy trong bơ thực vật, bơ, dầu cá và trứng. Sắt trong thịt đỏ dễ dàng hấp thụ bởi cơ thể hơn so với sắt được tìm thấy trong cá, đậu nành, lòng đỏ trứng, rau lá xanh và trái cây sấy khô.
- Ăn nhiều rau quả: Hoa quả có công dụng tốt trong việc bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Nguồn dinh dưỡng dồi dào, các loại vitamin và khoáng chất có trong hoa quả  sẽ giúp bổ sung lượng chất cần thiết cho người mắc ung thư dạ dày, giúp cơ thể đủ chất, đẩy lùi được bệnh tật.
Ngoài ra người bị bệnh dạ dày nên ăn thức ăn mềm và lỏng cháo, cơm nát và thực phẩm nhạt như bánh mỳ, bánh quy… Các loại khoai; khoai tây, khoai sọ luộc chín hoặc hầm nhừ dưới dạng súp. Thịt cá nghiền nát, hấp hoặc om. Sữa bò hộp, sữa bò tươi, sữa bột, bơ, pho mát. Đường, bánh, mứt kẹo, mật ong, kem, thạch, chè. Nước uống: nước lọc, nước khoáng…

Được tạo bởi Blogger.

Featured Post 1

    thuoc synacthen - sửa chữa đồ gỗ tại nhà hà nội